Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ IPHARM

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Trang chủ Tin tức - Bài viết CNTT lĩnh vực y tế - dược phẩm Ứng dụng tin học hóa trong quản lý dược bệnh viện

Ứng dụng tin học hóa trong quản lý dược bệnh viện

Email In PDF.
DS Nguyễn Thế Đông
Trung tâm Công nghệ thông tin Y tế - Bộ Y tế
Hơn bao giờ hết công nghệ thông tin trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực trong hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế đang từng bước dược triển khai và đã đem lại những hiệu quả nhất định. Vấn đề được đặt ra trước tiên là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, đây là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các đơn vị, các cơ sở làm công tác chăm sóc sức khoẻ đáp ứng nguyện vọng người dân.
Quản lý Dược bệnh viện có vai trò quan trọng và là một trong những yêu cầu cấp thiết phải thực hiện khi tiến hành tin học hoá bệnh viện. Tin học hóa bệnh viện được ứng dụng trong quản lý dược bệnh viện với mục tiêu đáp ứng đầy đủ nhu cầu dùng thuốc của người bệnh và người bệnh sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả Thực hiện tốt công tác quản lý Dược bệnh viện cũng nhằm mục tiêu chăm sóc tốt sức khoẻ cộng đồng và nâng cao chất lượng các cơ sở, đơn vị khám chữa bệnh. ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới hai vấn đề có tính chất thời sự hiện nay trong quản lý dược bệnh viện đó là:
- Dược vật tư (quản lý cung ứng, xuất nhập, bảo quản và cấp phát thuốc)
- Dược Lâm sàng (quản lý, theo dõi và giám sát hướng dẫn sử dụng thuốc trong điều trị )
I. DƯỢC VẬT TƯ
Công tác Dược vật tư có tầm quan trọng hoạt động dược tại bệnh viện nói chung, thực hiện tốt công tác này sẽ đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện.
Hiện nay hầu hết các bệnh viện đang quản lý thông qua sổ sách báo cáo, bảng biểu, các phiếu viết tay hay được chế bản từ những phần mềm trên các máy hoạt động riêng lẻ. Mẫu phiếu, sổ sách và báo cáo này phải thực hiện theo đúng quy chế do Bộ Y tế ban hành cho công tác Dược bệnh viện. Như vậy chúng ta đã có một chuẩn quản lý tương đối để các bệnh viện thực hiện, điều này dược xem như là một yếu tố thuận lợi trong việc tin học hoá quản lý dược bệnh viện.
Để tin học hoá có hiệu quả cũng cần phải xác định những khâu nào có thể tiến hành tin học hoá và tin học hoá ở mức độ nào.
Qua thời gian khảo sát và điều tra thực tế tại một số bệnh viện trong ngành y t kt quả đã cho thấy rằng việc xuất nhập, cấp phát dược trong bệnh viện hiện nay tốn rất nhiều công sức do quy trình thao tác chủ yếu là thủ công và Lưu trữ trên giấy tờ. Công việc xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian và phần lớn tại các khoa Dược của bệnh viện đều cử cán bộ chuyên trách thống kê, điều này có thể hơi lãng phí về sử dụng cán bộ trong quản lý.
Một số bệnh viện đã ứng dụng phần mềm quản lý dược do Trung tâm công nghệ thông tin y tế xây dựng, nhìn chung các phần mềm này đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý Dược vật tư. Để việc sử dụng phần mềm ứng dụng có hiệu quản bệnh viện phải có quy định về việc cập nhật dữ liệu, mỗi quá trình xuất nhập phải thực hiện ngay trên máy, phải kiểm tra vào cuối ngày làm việc để đảm bảo các số liệu được cập nhật có tính tin cậy cao. Khi các dữ liệu cập nhật đầy đủ các nhà quản lý có thể nắm bắt đầy đủ, chính xác và nhanh chóng về các thông tin dược vật tư thông qua các công cụ của phần mềm bao gồm:
- Số lượng các mặt hàng hiện còn tồn trong kho tại thời điểm hiện tại: trên những số liệu này nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
- Số lượng các chủng loại thuốc mà toàn bệnh viện hay một khoa phòng nào đó đã sử dụng từng tháng: điều này sẽ giúp cho công tác dự trù thực hiện được tốt hơn, đáp ứng tốt nhu cầu dùng thuốc của bệnh viện và các khoa phòng.
- Theo dõi chất lượng của thuốc và các nguyên liệu bảo quản trong kho: đánh giá tình trạng về chất lượng vật tư bảo quản sẽ đưa ra những quyết định xử lý kịp thời, giảm thiểu tình trạng thuốc hết hạn, thuốc kém chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Các công cụ thống kê của phần mềm còn cho phép có thể báo cáo định kỳ hay đột xuất một cách chính xác và hiệu quả về mặt thời gian.
- Các mẫu báo cáo được in ra tuân theo đúng quy chế bảo quản và tồn trữ (thuốc thường, thuốc độc A, B: thuốc hướng thần và thuốc gây nghiện theo) do Bộ Y tế ban hành. Các mẫu phiếu xuất nhập sử dụng trong cấp phát cũng được tuân thủ đúng quy chế hiện hành.
Như vậy việc ứng dụng tin học hoá trong quản lý Dược vật tư là thực hiện được và đem lại lợi ích rõ rệt. Thực tiễn cho thấy những bệnh viện đã ứng dụng tin học hoá trong khâu quản lý Dược vật tư đều đạt được hiệu quả nhất định, đó là những bước đầu thành công trong tin học hoá bệnh viện.
II. DƯỢC LÂM SÀNG
Một trong những nhiệm vụ của khoa Dược trong bệnh viện là tư vấn cho bác sĩ kê đơn, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc nhằm đạt mục đích bệnh nhân sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý. Thực tế cho thấy có thể áp dụng tin học hoá trong khâu này khi mà bệnh viện đã tin học hoá tới từng khoa phòng điều trị, các bác sĩ kê đơn trực tiếp trên máy. Dưới sự trợ gúp của các chuyên gia tin học khoa Dược bệnh viện cần xây dựng một cơ sờ dữ liệu về tương tác thuốc và các phản ứng có hại của thuốc. Cũng nói thêm rằng cần phải xây dựng mã thuốc thống nhất trong các bệnh viện để tiện cho quản lý.
Khi đã có đủ những yếu tố này. bác sĩ thăm khám bệnh nhân có thể kê đơn trực tiếp trên máy bởi công cụ của phần mềm ứng dụng, những thông tin trong cơ sở dữ liệu nếu trong đơn thuốc có các thuốc tương tác với nhau thì sẽ xuất hiện cảnh báo về tình hình tương tác thuốc này. Với các thuốc có kết quả thống kê lớn về phản ứng mà bác sỹ dự định lựa chọn để điều trị cũng xuất hiện cảnh báo, khi xuất hiện những cảnh báo này bác sỹ kê đơn cần cân nhắc lại để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân sử dụng thuốc.
Cán bộ Dược chính khoa Dược phải cập nhật các thông tin mới về tương tác, phản ứng phụ của thuốc vào cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về các thông tin này. Các thông tin này chỉ khuyến cáo bác sĩ để kê đơn khi điều trị chứ không thể coi là một căn cứ về chuyên môn. Chúng tôi không có tham vọng xây dựng một phần mềm để thay thế được một Dược sĩ lâm sàng, tuy nhiên phần mềm này có thể giúp cho các bác sĩ một phần nào đó khi chưa có Dược sĩ lâm sàng cho các khoa điều trị.
Các thuốc được kê trên máy với mục đích sử dụng điều trị cho bệnh nhân của từng khoa phòng trong từng ngày được cập nhật chung vào một bảng, bảng này sẽ có chức năng giống như sổ lĩnh thuốc tổng hợp trong ngày tại từng khoa phòng. Thực hiện kê đơn trực tiếp trên máy sẽ không cần sử dụng y tá để tổng hợp các thuốc từ đơn, từ bệnh án vào sổ tổng hợp điều trị, nhân lực này sẽ được bố trí cho công việc khác để hiệu quả hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Tin học hoá trong quản lý Dược bệnh viện phải được phát triển song song trong tin học hoá quản lý bệnh viện nói chung, khi tin học hoá được tiến hành đồng bộ sẽ đem lại những hiệu quả, những lợi ích thiết thực góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh. Tin học hoá quản lý Dược thành công đảm bảo luôn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh cùng với mục tiêu sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý.
Từ số liệu thống kê sử dụng thuốc tại các bệnh viện các nhà quản lý có thể hoạch định chính sách sản xuất, nhập khẩu phù hợp đáp ứng nhu cầu dùng thuốc một cách hiệu quả hơn. Tránh tình trạng sán xuất, xuất nhập khẩu dư thừa sẽ gây thiệt hại về kinh tế và không đảm bảo chất lượng thuốc dùng cho điều trị.
Để ứng dụng tin học hoá trong hoạt động Dược có hiệu quả cần có một mã thuốc thống nhất trong toàn quốc, các bệnh viện đều sử dụng chung mã thuốc này để quản ]ý thống nhất, các bệnh viện có thể sử dụng chung một cơ sở dữ liệu về tương tác & phản ứng có hại của thuốc, việc xây dựng cơ sở dữ liệu này chỉ cần tiến hành một lần và cập nhật do một tổ chức được giao sau đó các bệnh viện tự cập nhật về. Nhờ có mã thuốc thống nhất các cơ quan chủ quản như Sở y tế địa phương, Bộ y tế có những con số thống kê chính xác về tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh việc trực thuộc.
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 09:11 )  

Bản tin iPharm

Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 26/10/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 02/10/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 01/04/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ tháng 08/2013 và đã đảm bảo được hiệu quả theo các mục tiêu đề ra. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2012/ FrameWork 4.0/ SQL Server 2008
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 01/04/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý khách hàng
Ngày 01/01/2013 Công ty iPharm cho ra mắt sản phẩm Phần mềm Quản lý khách hàng. Sản phẩm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ SQL Server 2005
Phần mềm Quản lý thông tin bệnh nhân HIV
Dưới sự hỗ trợ của dự án Esther công ty iPharm đã xây dựng và triển khai thành công phần mềm Quản lý thông tin Bệnh nhân HIV cho Bệnh viện 09 Hà Nội.
Phần mềm Quản lý Nghiên cứu khoa học
Với sự phối hợp của Ban Quân y, Bệnh xá Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định công ty iPharm chuyển giao Hệ thống phần mềm Quản lý Bệnh viện cho Bệnh xá BCHQS tỉnh Nam Định.

Các sản phẩm nổi bật

1Hệ thống phần mềm Quản lý bệnh viện
2Phần mềm quản lý bán lẻ tại Nhà thuốc GPP
3Phần mềm quản lý Phân phối thuốc (GDP)

Tin chuyên ngành trong nước

Tin chuyên ngành

Tin tức chuyên ngành Y - Dược trong nước.

Tin Y-Dược quốc tế

Tin Y Dược quốc tế
Cập nhật tin Y - Dược quốc tế.

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc: Hướng dẫn cơ bản sử dụng các dạng thuốc khác nhau