Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ IPHARM

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Trang chủ Tin tức - Bài viết Tin chuyên ngành trong nước Nhà thuốc GPP - Không dễ, nhưng phải làm

Nhà thuốc GPP - Không dễ, nhưng phải làm

Email In PDF.
Chỉ những nhà thuốc đạt chuẩn GPP như thế này mới được bán thuốc theo đơn.
(LĐCT) - "Hiện nay, toàn quốc có 39.016 nhà thuốc. Nếu như tính cơ học, để hoàn thành lộ trình 2011, từ nay tới cuối 2010 mỗi tháng HN phải xét cấp cho khoảng 69-70 nhà thuốc. Đây là công việc hoàn toàn không thể thực hiện được". - Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang trao đổi với PV LĐ. Vì sao Bộ Y tế chọn thời điểm này đưa ra chủ trương nhà thuốc GPP, thưa ông?

- Trong hệ thống y tế một quốc gia mà chỉ chẩn đoán và điều trị tốt, không có cung ứng thuốc tốt thì cũng giống như người đi bằng một chân, không bao giờ có thể vững chắc. Trong khi đó, trong hệ thống nhà thuốc, ngay cả ở các thành phố lớn, còn rất nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh mạnh tay:

Dược sĩ không có mặt tại nhà thuốc; người bán thuốc thiếu kinh nghiệm, cũng không được tập huấn và thiếu cập nhật kiến thức. Trong khi đó, cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, diện tích. Nhà thuốc bán thuốc tự do, không có đơn bác sĩ, không theo dõi được việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân; khó kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn dùng; giá thuốc không kiểm soát được. Là nhà quản lý, trước tình trạng đó không thể không chấn chỉnh. Khi đã ép vào khuôn phép, đương nhiên là không dễ dàng, nhưng phải làm.

Nhiều nhà thuốc cho rằng, áp lực phải đạt 100% nhà thuốc GPP vào thời điểm 2011 là quá gấp gáp...

- Đặt ra thời hạn đó, chúng tôi cũng đưa ra một số nhóm chính sách sắp tới, pháp chế hoá bằng các văn bản của Thủ tướng Chính phủ của các bộ ngành có liên quan. Trước nhất, hiện nay Bộ Y tế đang làm việc với Bộ Tài chính để miễn thuế cho các chuỗi nhà thuốc, hay các tập đoàn đầu tư kinh doanh dược phẩm. Bộ Y tế cũng đang tính tới khả năng đánh thuế trên doanh thu của các nhà thuốc.

Mặt khác, trong tháng 6-7 này, Bộ Y tế ban hành 2 danh mục: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Đối với những nhà thuốc đạt GPP thì phạm vi kinh doanh sẽ được bán những thuốc kê đơn, còn những nhà thuốc không đạt thì chỉ được bán thuốc không kê đơn.

Thêm nữa, chúng tôi khuyến khích, sẽ tạo điều kiện quảng bá thương hiệu, đối với những hệ thống và nhà thuốc đạt GPP bằng nguồn ngân sách và tài trợ nước ngoài. Sẽ cho những quyền nhập thuốc trực tiếp đối với những loại thuốc chuyên khoa, đặc trị đối với những nhà thuốc đạt GPP... Đây cũng chính là những chính sách ưu đãi để khi triển khai hệ thống nhà thuốc GPP trên toàn quốc được thuận lợi.

Vậy theo ông, lộ trình 1.1.2011 liệu có khả thi?
+ GPP (Good Pharmacy Practices) nghĩa là "Thực hành tốt quản lý nhà thuốc". GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật và đạo đức tại nhà thuốc để đảm bảo sử dụng thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả. Nhà thuốc đạt GPP phải đảm bảo cơ sở vật chất; có hồ sơ sổ sách, tài liệu quy chế, quy trình thao tác chuẩn; có dược sĩ ĐH có chứng chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn; Thuốc có nguồn gốc hợp pháp, chất lượng đảm bảo; thuốc bán theo đơn bác sĩ; Có dược sĩ tư vấn, hướng dẫn sử dụng và có cơ chế theo dõi thông tin sau khi bán; Giá cả hợp lý, có kiểm soát.
- Hiện nay quan điểm của Bộ Y tế đặt vấn đề chất lượng cung ứng thuốc, chứ không phải là chuyển đổi cơ học 100% những nhà thuốc sang chuẩn GPP. Hiện nay, toàn quốc có 39.016 nhà thuốc, trong đó TPHCM có trên 4.000 và HN là 1.989 nhà thuốc. Trong 1 năm, chỉ tiêu mới đạt 2,5%. Nếu như tính cơ học, để hoàn thành lộ trình 2011, từ nay tới cuối 2010 mỗi tháng HN phải xét cấp chứng chỉ GPP cho khoảng 69-70 nhà thuốc. Đây là công việc hoàn toàn không thể thực hiện được.

Thực tế cho thấy, chúng ta có 174 nhà máy sản xuất thuốc ở VN, nhưng mới chỉ có 75 nhà thuốc đạt GPP của WHO. Trong khi đó, doanh thu của họ đã đạt 95%. Chúng tôi sẵn sàng "hy sinh" 5% doanh thu còn lại trên 100 cơ sở phải chuyển đổi mục đích sản xuất. Mục tiêu cao nhất của chúng ta là sức khoẻ cộng đồng, số lượng thuốc đủ và chất lượng thuốc đảm bảo.

- Xin cảm ơn ông!
(Lao Động cuối tuần số 26 Ngày 29/06/2008)
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 09:12 )  

Bản tin iPharm

Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 26/10/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 02/10/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 01/04/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ tháng 08/2013 và đã đảm bảo được hiệu quả theo các mục tiêu đề ra. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2012/ FrameWork 4.0/ SQL Server 2008
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 01/04/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý khách hàng
Ngày 01/01/2013 Công ty iPharm cho ra mắt sản phẩm Phần mềm Quản lý khách hàng. Sản phẩm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ SQL Server 2005
Phần mềm Quản lý thông tin bệnh nhân HIV
Dưới sự hỗ trợ của dự án Esther công ty iPharm đã xây dựng và triển khai thành công phần mềm Quản lý thông tin Bệnh nhân HIV cho Bệnh viện 09 Hà Nội.
Phần mềm Quản lý Nghiên cứu khoa học
Với sự phối hợp của Ban Quân y, Bệnh xá Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định công ty iPharm chuyển giao Hệ thống phần mềm Quản lý Bệnh viện cho Bệnh xá BCHQS tỉnh Nam Định.

Các sản phẩm nổi bật

1Hệ thống phần mềm Quản lý bệnh viện
2Phần mềm quản lý bán lẻ tại Nhà thuốc GPP
3Phần mềm quản lý Phân phối thuốc (GDP)

Tin chuyên ngành trong nước

Tin chuyên ngành

Tin tức chuyên ngành Y - Dược trong nước.

Tin Y-Dược quốc tế

Tin Y Dược quốc tế
Cập nhật tin Y - Dược quốc tế.

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc: Hướng dẫn cơ bản sử dụng các dạng thuốc khác nhau