Telemedicine và kinh nghiệm ở một số nước châu á

In

Nguyễn Tuấn Khoa
Viện Thông tin - Thư viện Y học Trung ương

Những nǎm gần đây, ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Thụy Sĩ , Nhật Bản... xuất hiện thuật ngữ Telemedieine (chǎm sóc y tế từ xa). Telemedicine là việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đưa các dịch vụ y tế, y học tới những người sử dụng ở xa một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả.
Telemedicine và các mạng thông tin y tế tạo điều kiện cho các thày thuốc và các cơ quan y tế cùng chia sẻ các dữ liệu về người bệnh, tài chính, các số liệu lâm sàng trong khám chữa bệnh. Người ta ước tính nước Mỹ sẽ chi phí cho các mạng Telemedicine khoảng 2 tỷ đô-la vào nǎm 2001, chưa kể các chi phí cho thiết bị và phần mềm ứng dụng cho Telemedicine.
Telemedicine đã phát triển nhanh chóng tại các nước có nền y học tiên tiến, có cơ sở kinh tế và kỹ thuật cao, đặc biệt là về công nghệ thông tin và viễn thông. Có hai hướng phát triển chủ yếu của Telemedicine. Một là nghiên cứu về tổ chức mạng và đường truyền. Các dữ liệu y tế, y học gồm vǎn bản, âm thanh, hình ảnh,... được tổ chức xử lý và khai thác qua các mạng cục bộ (LAN - Local Area Network), mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network), Intranet và lnternet. Về đường truyền, có thể sử dung hệ thống điện thoại công cộng có tốc độ thấp, còn gọi là mạng POST (Plain Old Telephone System), ở đây thông tin tiếng nói được số hóa và chuyển mạch ở mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN (Public Swiched Telephone Network); Đường thoại kỹ thuật số, cáp quang; Mạng truyền số liệu: bao gồm các mạng chuyển mạch gói để trao đổi số liệu giữa các máy tính dựa trên giao thức X.25 và hệ thống truyền số liệu chuyển mạch kênh dựa trên giao thức X.21. Các tín hiệu truyền hình có thể được truyền theo ba cách: truyền bằng sóng vô tuyến, truyền qua hệ thống mạng truyền hình CATV (Community Antenna TV) bằng cáp đồng trục hoặc truyền qua vệ tinh, còn gọi là hệ thống truyền hình trực tiếp DBS (Direct Broadcast System). Gần đây, người ta đã sử dụng mạng dịch vụ tích hợp kỹ thuật số (ISDLV - Illtergrated Services Digital Network) có tốc độ cao, hoặc ở một số nước tiên tiến còn có đường thuê bao kỹ thuật số cặp đôi không đối xứng (ADSL - Asymmetric Digital Subcriber Line) có tốc độ cao hơn ISDN tới 90 lần.
Hướng thứ hai là phát triển các phần mềm quản lý dữ liệu nhằm xây dựng các hệ quản lý thông tin bệnh viện (HIS - Hospital Information System), các hệ thống lưu trữ, xử lý, khai thác cơ sở dữ liệu, âm thanh, hình ảnh để phục vụ việc chẩn đoán và điều trị, hội chẩn từ xa (Telediagnose), truyền hình ảnh động và các dữ liệu khác từ những thiết bị chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X quang, CT scaner, cộng hưởng từ hạt nhân... Nhiều nước đã xây dựng các mạng với hệ thống lưu trữ, xử lý và truyền ảnh động (PACS - Picture archiving and Communication System) hoặc mạng xử lý và truyền ảnh số hóa (DICOM - Digital Imaging and Communications in Medicine. Những mạng như vậy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tại các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đại học, có thể nối với nhiều trung tâm ở xa khác qua các đường truyền viễn thông. Các lĩnh vục ứng dụng nhiều nhất là X quang (Teleradiology), bệnh học (Telepathology), chẩn đoán hình ảnh (Telemedical Imaging) và khám chữa bệnh từ xa, chǎm sóc sức khỏe tại nhà cho các bệnh nhân mạn tính hoặc điều trị ngoại trú (Tele-home Health Care).
Trong vài nǎm tới, Telemedicine sẽ có thể phát triển nhanh chóng, cùng với sự phát triển cửa viễn thông. Công nghệ được cải tiến, đường truyền nhanh và an toàn hơn, giá thành sẽ giảm đáng kể, các thày thuốc sẽ ngày càng quen vớt Telemedicine và sử dụng nhiều dịch vụ này hơn. Một trong những triển vọng phát triển Telemedicine nhanh chóng là ứng dụng công nghệ truyền không đồng bộ (ATM - Asynchronous Transfer mode), tạo khả nǎng đồng thời truyền âm thanh, dữ liệu và hình ảnh video với tốc độ cao.
Tại một số nước châu á, Telemedicine cũng đã có những bước ứng dụng và nghiên cứu phát triển tương ứng. Nhật Bản có thể coi là một trong những nước có công nghệ viễn thông rất phát triển. Việc nghiên cứu về Telemedicine đã được chú trọng từ lâu. Tuy nhiên Luật Y tế Nhật Bản "Cấm việc điều trị hoặc cho đơn thuốc mà không qua chẩn đoán trực tiếp giữa thày thuốc và bệnh nhân". Vì vậy, cho đến ngày 23/9/1996, khi Bộ Y tế Nhật Bản cho phép chǎm sóc y tế từ xa, Telemedicine mới được chính thức công nhận. Trở ngại thứ hai đã được tháo gỡ là các nguyên tắc chi trả bảo hiểm y tế và xã hội chưa có điều khoản chi trả cho các dịch vụ Telemedicine. Từ đầu tháng 4 nǎm 1997, điều khoản này đã được bổ sung, tạo cơ sở pháp lý cho việc thanh toán, nhất là cho số người cao tuổi hưởng bảo hiểm xã hội. Hiện nay, 15% số dân Nhật Bản là từ 65 tuổi trở lên, con số này sẽ là 25% vào nǎm 2025.
Chỉ trong vài nǎm, số chương trình ứng dụng Telemedicine đã tǎng nhanh, các lĩnh vực ứng dụng cũng phát triển không ngừng. Nǎm 1997, có khoảng 140 chương trình chẩn đoán điều trị từ xa thông qua mạng dịch vụ tích hợp kỹ thuật số LSDN của ngành viễn thông. Teleradiology là lĩnh vực phát triển nhất. Tới nǎm 1995 đã có khoáng 300 mạng xử lý hình ảnh PACS trong các cơ sở y tế, trong đó khoảng một nửa là mạng mini-pacs chạy trong các khoa phẫu thuật thần kinh. Mạng lớn nhất trong số này là của Bệnh viện Ohta, nối với 25 trung tâm khu vực. Sử dụng đường ISDN có tốc độ 64 Kbps, Trung tâm Teleradiology ở Tokyo đã kết nối với 40 bệnh viện, cung cấp các dịch vụ chấn đoán hình ảnh X quang, cộng hưởng từ hạt nhân và đọc hình ảnh Ct-scaner cho các bệnh viện này. Một số đường kết nối giữa các trung tâm y học Nhật Bản với Mỹ và một số nước khác cũng đã được thiết lập.
Dịch vụ Telepathology cũng đã phát triển nhanh chóng. Cả nước Nhật có hơn 1500 bác sĩ giải phẫu bệnh, không đủ cho việc chẩn đoán giải phẫu bệnh. Bộ Y tế Nhật Bản đã quan tâm lới tình trạng này, tǎng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho Telepathology. Lao bệnh học lớn nhất của Nhật Bản sử dụng đường LSDN có tốc độ 128 Kbps, hình ảnh có độ phân giải 320 x 240 đường, thời gian nhận ảnh từ 1 đến 3 giây. Những vùng cần quan sát kỹ sử dụng hình ảnh có độ phân giải 640 x 480 với thời gian nhận ảnh 7 giây. Hình ảnh được chọn cuối cùng có độ phân giải 1280 x 960, thời gian nhận ảnh 40 giây, truyền tức thời qua bǎng rộng tần số thấp, phục vụ kịp thời cho chẩn đoán bệnh học trong khi tiến hành các ca phẫu thuật.
Nǎm 1998, Nhật Bản đã có 155 hệ Telemedicine, trong đó có 68 hệ Teleradiology, 26 hệ Telepathology, 23 hệ chẩn đoán hình ảnh, 20 hệ chǎm sóc y tế từ xa (Home health), 6 hệ Telemedicine trong nhãn khoa, 3 hệ trong nha khoa và 9 hệ khác.
Nǎm 1997, Hội Công nghệ Thông tin Y học Nhật Bản, với sự tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế và Bộ Bưu điện Viễn thông Nhật Bản, đã tổ chức Hội nghị Telemedicine Quốc tế lần thứ ba, đưa ra những khuyến cáo về phương hướng phát triển Telemedicine tại Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới. Hội nghị đã đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong Telemedicine ở Nhật Bản, đồng thời cũng đưa ra một số hình mẫu phát triển Telemedicine cho các nước đang phát triển với những dịch vụ vừa phải và rẻ hơn.
Ngành y tế Trung Quốc cũng đã quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật cao từ nhiều nǎm nay.
Mùa xuân nǎm 1995, một trường hợp bệnh nhân nhiễm độc kim loại nặng đã được gửi từ Bắc Kinh sang Mỹ. Việc điều trị cho bệnh nhân này đã được tiến hành qua e-mail và mạng Intemet toàn cầu.
Tháng 4 nǎm 1997, lần đầu tiên có cuộc hội chẩn trực tiếp qua viễn thông giữa Trung Quốc và Mỹ. Hệ thống video truyền hình ảnh và âm thanh qua vệ tinh đã nối các thày thuốc của Bệnh viện thực hành Đại học Y Bắc Kinh và Khoa Y Đại học Boston, Mỹ trong suốt quá trình hội chẩn cho một bệnh nhi bị suy giảm miễn dịch không xác định. Cuộc hội chẩn này có sự chứng kiến của nhiều quan chức hai nước, trong đó có Đại sứ và Bộ trưởng Y tế Mỹ.
Hiện nay ở Trung Quốc đã có hơn một triệu máy tính nối mạng Internet. Hãng Microsoft đã đưa vào phiên bản Windows 98 có thực đơn và giao diện Internet bằng tiếng Trung Quốc. Trong lĩnh vực y tế y học, nhiều công ty sản xuất phần mềm của Trung Quốc và nước ngoài đã nghiên cứu triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tổ chức các mạng cục bộ quản lý bệnh viện (HIS), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh động (PACS), dịch vụ y tế gia đình qua mạng (Telehome Health Care), Teleradiology, Telediagnose, … Những sự phát triển này một mặt tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật cao trong công tác y tế, mặt khác có tác dụng kích thích nguồn đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng mới, đặc biệt là Telemedicine trong tương lai.
Một số bệnh viện ở Trung Quốc đã được trang bị các thiết bị chẩn đoán từ xa dùng video. Tuy nhiên chẩn đoán từ xa là một dịch vụ rất đắt tiền, vượt quá xa khả nǎng của người dân bình thường.
Một tổ hợp gồm hàng trǎm hệ thống đã được xây dựng ở Trung Quốc với tên gọi là Medionet, có thể kết nối các thày thuốc vào một hệ chẩn đoán tư vấn từ xa qua điện thoại. Dịch vụ này tiện lợi hơn, nhưng giá vẫn còn cao đối với người dân, mặt khác nó có hạn chế là chỉ thông qua một kênh viễn thông là kênh thoại.
Trong bối cảnh đó, ngành y tế Trung Quốc đã đề ra một số định hướng nhằm tǎng cường xây dựng một hệ thống Telemedicine phù hợp.
Rõ ràng còn tồn tại những điểm chênh lệch giữa công nghệ Telemedicine ở các nước phát triển và khả nǎng viễn thông-máy tính ở Trung Quốc. Những hệ thống "công nghệ cao" đã được vận hành có hiệu quả như ở Mỹ, Anh, Israel trước mắt chưa thể áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc.
Vì thế đã ra đời một hệ thống "công nghệ thấp" sử dụng đường điện thoại, máy tính, modem và các ứng dụng Intemet phù hợp với điều kiện Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là cuộc trình diễn Telemedicine giữa Đại học Y Tây An và Đại học Tổng hợp California, Sanfrancisco (UCSF)-ĐạI học Y Stanford vào ngày 26 tháng 6 nǎm 1998, nhân chuyến thǎm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Clinton. Cuộc trình diễn đã tiến hành hội chẩn trực tiếp qua lnternet cho hai bệnh nhi. Công ty AT&T tài trợ chính cho buổi hội chẩn, cùng với mạng Thông tin y học Trung Quốc CMINET. Sun Microsystems cung cấp các chuyên gia kỹ thuật từ Mỹ, Hồng Công và Bắc Kinh cùng với một số máy tính tốc độ cao. Các thiết bị khác do CMINET cung cấp. Viện Thông tin Y học Trung Quốc cung cấp cán bộ và hỗ trợ về tổ chức. Các bác sĩ của Ucsf-stanford và các bác sĩ Trung Quốc đã tham gia hội chẩn. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Madeleine Albright và Bộ trưởng Thương mại Mỹ William Daley đã đọc lời chào mừng.
Sau sự kiện này, các thiết bị được để lại tại chỗ để duy trì liên hệ giữa Đại học Y Tây An và Uscf-stanford. Một "phòng cấp cứu ảo" qua mạng cũng được thiết đặt, nhằm thu nhận bệnh nhân từ các nơi gửi về Tây An và đưa lên World Wide Web. Nhân chuyến thǎm của Tổng thống Mỹ, một số dự án sẽ được tiếp tục tiến hành nhằm phát triển một Trung tâm Telemedicine khu vực ở Tây An phục vụ cho miền Tây Bắc Trung Quốc, tổ chức hội nghị về Telemedicine hàng nǎm và kết nối một số đường viễn thông với các site trên mạng Internet.
Tương lai của Telemedicine ở Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới có lẽ sẽ là một loại dịch vụ y tế "công nghệ thấp". Số bệnh nhân được sử dụng dịch vụ này sẽ tǎng lên nhiều, thông qua e-mail và dịch vụ Intemet, hơn là thông qua hội chẩn từ xa trực tiếp quá tốn kém.
Sẽ ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu và nguồn đầu tư vào các ứng dụng thực hành về Telemedicine, hơn là đầu tư vào công nghệ viễn thông như các vệ tinh quỹ đạo thấp nối các điểm trên trái đất để truyền ảnh có độ phân giải cao từ các phòng khám tới các bệnh viện...
Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải... hiện đã có một số thiết bị y tế kỹ thuật cao, trong đó kể cả các hệ thống Telemedicine. Nhưng ở nông thôn, nhất là tại các vùng sâu, còn rất ít các thiết bị này.
Trung Quốc quan niệm việc ứng dụng những tiến bộ y học hiện đại phải mang lại lợi ích đối với sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đông đảo nhân dân. Do đó, việc ứng dụng công nghệ Telemedicine phải có hiệu quả thiết thực, đáng tin cậy, kịp thời và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ trong nước còn nhiều khó khǎn và khác biệt với các quốc gia phát triển.

Tài liệu tham khảo:
1. Pamela Whitten, Ace Allen.- Organizational Structure in Telemedicine Programs. Telemedicine Today, 1999/7.
2. Mona Johnson.- Introduction to Telecom Strategies. Telemedicine Today 1999/5.
3. Peter Ko.- Telemedicine in Hong Hong. 1998.
4. Guy Harris.- Telemedicine in Japan. Gekkan Shin Iriyo, Osaka, 1999.
Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 09:09 )