Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ IPHARM

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Trang chủ Tin tức - Bài viết CNTT lĩnh vực y tế - dược phẩm Đào tạo công nghệ thông tin y tế và "E-learning"

Đào tạo công nghệ thông tin y tế và "E-learning"

Email In PDF.

Nguyễn Thế Đông, Nguyễn Việt Dũng
Trung tâm tin học, Bộ Y tế - Số 3 Phương Mai – Hà Nội
Điện thoại: (04) 5762108, (04) 5762107. Fax (04) 5762105
Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


1.    Thực trạng về nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong ngành y tế
Điều tra thực trạng công nghệ thông tin tại 11 trường đại học, cao đẳng, trung học thuộc Bộ y tế cho thấy: [1]
-    Số cán bộ chuyên ngành công nghệ thông tin là 35 người (có trình độ cao đẳng trở lên), trong số các cán bộ ngày chỉ có 4 người có chuyên môn y tế.
-    Số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (không có chuyên ngành) chỉ có 39% có khả năng sử dụng máy tính trong đó tỷ lệ có chuyên môn y tế là 76%
Điều tra tại 35 trường không trực thuộc Bộ cho thấy : [1]
-    Số lượng cán bộ chuyên ngành công nghệ thông tin là 12 người, trong đó có 3 người có chuyên môn về y tế
-     Số lượng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (không có chuyên ngành) đạt tỷ lệ 37% sử dụng được máy tính trong đó có 78% cán bộ có chuyên môn y tế.
Từ kết quả điều tra có thể kết luận rằng công tác đào tạo công nghệ thông tin trong các trường đào tạo cán bộ y tế chưa được chú trọng, vì vậy gây nên sự khan hiếm nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong ngành.
Theo điều tra của Ban chỉ đạo CNTT Bộ y tế đến tháng 06 năm 2000 ngành y tế mới chỉ có trên 300 cán bộ làm việc trong các bộ phận về công nghệ thông tin, trong số này khoảng 130 người có trình độ đại học. Có 8.200 cán bộ y tế (3%) sử dụng được máy tính để làm việc và số lượng cán bộ được đào tạo về CNTT trong thời gian 5 năm gần đó là 5000 người trong số đó có 375 người được đào tạo dài hạn. [2]
2.    Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin y tế
Để đảm bảo thành công các ứng dụng tin học hoá trong ngành cần được chuẩn bị trước nhân lực cho quá trình triển khai dự án. Việc đào tạo được tiến hành ở các mức độ khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Các lãnh đạo, nhà quản lý cần được tập huấn, hội thảo về vai trò công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý hành chính cũng như quản lý chuyên môn, có khả năng quản lý các dự án công nghệ thông tin tại đơn vị mình. Người sử dụng cần được phổ cập tin học cơ bản để có những hiểu biết nhất định và được đào tạo sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng khi triển khai các dự án tin học. Với đối tượng là các cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin phải được đào tạo chuyên sâu về ứng dụng trong ngành, có khả năng duy trì vận hành hệ thống và tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo đơn vị về hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình.
Công tác đào tạo cần thực hiện trước khi triển khai các dự án ứng dụng, các đối tượng và nội dung phải phù hợp với nhiệm vụ được giao nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc đào tạo cần được tiến hành một cách định kỳ và thường xuyên nhằm giúp cho các đối tượng kịp thời cập nhật kiến thức mới ứng dụng vào công việc của mình.
Xác định rõ nhiệm vụ của mình Trung tâm tin học y tế đã tổ chức nhiều lớp học với các hình thức đào tạo tập trung và không tập trung tại các địa phương tuy nhiên do số lượng cán bộ đào tạo còn ít ỏi và hạn hẹp về kinh phí triển khai nên việc đào tạo chưa được tiến hành thường xuyên.
Giải pháp chủ yếu là đào tạo và sử dụng cán bộ tại chỗ thông qua các hình thức: tự đào tạo, ký kết hợp đồng đào tạo với các đơn vị có chức năng xong cách thức này khó đảm bảo được sự chỉ đạo hoạt động công nghệ thông tin trong ngành. Lúc này giải pháp đào tạo từ xa được sử dụng thích hợp hơn cả.   

 

3.    Giải pháp đào tạo từ xa và “E - Learning”

3.1. Đào tạo từ xa. [3]
Phương thức đào tạo từ xa qua thư tín đã được biết đến và đem lại những kết quả rõ rệt theo sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay xuất hiện thêm nhiều hình thức mới với các tên gọi khác nhau: học từ xa, học qua thư, học độc lập, học phân phối …  quá trình học tập và giảng dạy người ta không chỉ trao đổi với nhau các văn bản mà các hình ảnh sinh động, âm thanh, dữ liệu số hoá cũng được trao đổi thông qua các kênh vô tuyến, truyền hình và các hệ thống mạng tin học. Đào tạo từ xa cung cấp thêm cơ hội cho những người có trở ngại không thể đến lớp trong điều kiện hạn hẹp về thời gian và khoảng cách, cho phép cập nhật kiến thức và đào tạo lại. Trong đào tạo từ xa khoảng cách địa lý giữa học viên và người giảng dạy được thu hẹp, vai trò các học viên trong lớp là như nhau, luôn duy trì được mối quan hệ phản hồi giữa thày trò. Khác với phương thức học tập truyền thống việc tập trung có tính chất hình thức chỉ quan tâm đến số lượng học viên vấn đề chất lượng có đôi khi vẫn còn bỏ ngỏ, sự giao lưu thày trò là hạn chế: thầy giảng trò nghe và mang tính thụ động trong học tập.
Trong các phương pháp đào tạo từ xa việc áp dụng công nghệ mạng nhằm truyền tải nội dung bài giảng và các thông tin trao đổi giữa học viên và giảng viên ngày càng rộng rãi. Cho phép khai thác khả năng tiên tiến của công nghệ truyền thông hiện đại để liên kết giảng viên với học viên theo mô hình lớp học và trền tải nội dung các bài giảng điện tử. Ở mô hình đào tạo này giảng viên và học viên có thể trong cùng phòng học, ở trong các phòng học khác nhau và có thể ở rất xa nhau. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là việc sử dụng công nghệ mạng truyền tải nội dung bài giảng và liên kết giữa các thành viên trong lớp học. Tuy được đánh giá là một mô hình tiên tiến xong nó không phá vỡ mô hình truyền thống và vẫn có đầy đủ hai thành phần quan trọng nhất của lớp học đó là: học viên và giảng viên. Có thể thấy rõ các lợi ích của distance education như sau:
-    Các học viên trong lớp là bình đẳng về vị trí, khác với trong lớp học truyền thống khoảng cách từ giảng viên đến học viên là khác nhau
-    Cho phép giảng viên có thể quan sát, quản lý và trợ giúp học viên tốt hơn, dưới sự hỗ trợ của công nghệ giảng viên quan sát đồng thời tất cả học viên và trợ giúp tức thời cho nhiều học viên
-    Việc thảo luận trực tiếp giữa các học viên, giữa học viên với giảng viên được thực hiện dễ dàng dưới sự trợ giúp của các thíet bị đa phương tiện. Âm thanh và hình hảnh được truyền một cách trực tiếp
-    Học viên có thể dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thảo luận với nhau mà không gây ảnh hưởng đến các học viên khác.
-    Tăng cường các kỹ năng thực hành của học viên, thông qua quá trình thảo luận học viên thu được nhiều kinh nghiệm hơn.
-    Dễ dàng tổ chức các nhóm, các tổ hoạt động độc lập. Dễ dàng chia sẻ các tài liệu dùng chung.
-    Tiết kiệm các chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian khácvới mô hình lớp học truyền thống học viên có thể tham gia vào nhiều lớp và ở nhiều nơi khác nhau.
-    Sinh động và trực quan qua cách truyền tải các bài giảng, các tài liệu tham khảo được cung cấp đầy đủ và thuận tiện cho công việc tra cứu.
Tuy nhiên không thể không nhắc tới những nhược điểm của distance education:
-    Dù mềm dẻo và thích ứng đến đâu máy móc cũng không thể thay thế con người.
-    Các thiết bị truyền thông và thiết bị hệ thống cần được nâng cấp cho thích ứng với sự thay đổi.
-    Đòi hỏi giảng viên cũng như học viên phải có các kiến thức và kỹ năng cần thiết sử dụng tin học.

3.2. E – Learning
E – learning được nhắc đến như một phương pháp học tập mới nhờ khai thác các công nghệ cấp phát tương tác đa phương tiện của trang web để truyền tại nội dung học tập tới học viên ở mợi nơi và mọi lúc. Nội dung học tập có thể điều chỉnh và tổ chức linh hoạt không phụ thuộc theo thời gian để học viên có thể tham dự các lớp học trực tuyến theo nhịp độ riêng của mình và lấy kết quả đánh giá khi cần. Việc học tập theo nhịp độ và tiến trình riêng này giúp cho học viên tự thu xếp thời gian học tập của mình mà không chịu sức ép từ giảng viên hay các thành viên khác trong lớp. E – learning cho phép đảm bảo nội dung, chất lượng học tập và nâng cao kết quả học tập. Những ưu điểm của E – learning có thể liệt kê như sau:
-    Hình thức học tập hiện đại hơn, hiệu quả hơn và thay đổi linh hoạt hơn
-    Được áp dụng cho mọi đối tượng, ở mọi nơi và vào mọi thời điểm.
-    Tiết kiệm được chi phí cho quá trình đi lại (tiền bạc và thời gian) việc tuỳ chọn thời gian học tập giúp cho người làm việc vẫn đảm bảo được công việc của mình.
-    Luôn nhận được các thông tin mới nhất, tài liệu được cập nhật nhanh chóng qua mạng có nội dung đầy đủ.
-    Học viên tự chủ hơn, cải thiện khả năng tương tác giữa các học viên.
-    Nội dung thông tin đến với mọi người là thống nhất, thuận lợi cho việc sắp xếp chương trình học tập và khả năng lưu trữ tài liệu tốt hơn.

3.3. Tổ chức ứng dụng E – learning trong đào tào nhân lực công nghệ thông tin y tế.
Để thực hiện ứng dụng e – learning trong đào tạo từ xa nguồn nhân lực CNTT cho y tế Trung tâm Tin học Y tế cần đề xuất với Bộ đồng ý về chủ trương bằng văn bản và giao cho Trung tâm thực hiện, cũng cần có sự đồng ý của Bộ giáo dục & Đào tạo về việc đào tạo qua mạng và cấp chứng chỉ. Tiếp theo đó việc tổ chức được phân chia cụ thể và các các nhân tổ chức tham gia cần xác định chức năng và nhiệm vụ rõ ràng.
Việc đầu tiên cần thực hiện là thiết kế, xây dựng Web site đào tạo từ xa do Trung tâm chịu trách nhiệm về mặt ký thuật cũng như nội dung. Web site được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu:
-    Là nơi cung cấp các thông tin về tổ chức lớp học, thông tin khoá học, các quy chế, quy định đăng ký học qua mạng tới học viên.
-    Cho phép các học viên có nhu cầu có thể đăng ký học trực tuyến với ban tổ chức lớp học.
-    Thiết kế các giáo trình được lưu trữ trong cơ sử dữ liệu giúp cho học viên dễ dàng trong công việc tra cứu. Các giáo trình được xây dựng dưới sự phát triển của công cụ đa phương tiện (dưới dạng âm thanh, hình ảnh, văn bản …) trực quan và sinh động nhất.
-    Phát triển các phần mềm đào tạo, các chương trình tự trắc nghiệm và đánh giá kết quả. Các phần mềm này cho phép tìm kiếm thông tin, hướng dẫn học, kiểm tra thử, đánh giá trình độ học viên có khả năng tạo các kịch bản, các tình huống khó để học viên giải quyết.
-    Website cung cấp cách thức liên kết các học viên qua các diễn đàn, danh sách thảo luận nhóm, gửi thông tin đi giữa các học viên và thu nhận phản hồi.
-    Có các đường liên kết tới các kho thông tin, các thư viện có liên quan với lĩnh vực đào tạo giúp cho học viên có điều kiện mở rộng kiến thức.
-    Nội dung của WebSite phải luôn được cập nhật và làm mới giúp cho học viên được tiếp cận với những kiến thức và công nghệ mới nhất.
Phòng Khoa học đào tạo của trung tâm tin thành lập bộ phận tổ chức lớp đào tạo qua mạng, bộ phận này phải có năng lực cần thiết về tổ chức đào tạo có nhiệm vụ:
-    Tiếp nhận các đơn xin học của học viên tại các tỉnh, thanh lập hồ sơ và lý lịch học tập cho từng người.
-    Quản lý, theo rõi quá trình học tập của tất các các học viên về lý thuyết cũng như thực hành.
-    Lưu trữ các câu hỏi, và các câu trả lời của học viên để giúp cho quá trình đánh giá học viên ở cuối khoá học được chính xác.
-    Hoàn thiện hồ sơ học viên khi họ xin thi chứng chỉ, lập danh sách những học viên đủ điều kiện dự thi, đề xuất với cơ quan  tổ chức thi đúng theo quy định.
-    Báo cáo kết quả học tập của các lớp với phòng, phòng sẽ đề nghị trung tâm cấp chứng chỉ cho các học viên đã hoàn thành khoá học.
Cùng với bộ phận tổ chức lớp học bộ phận giảng dạy cũng được thành lập, bộ phận này có những nhiệm vụ sau:
-    Chuẩn bị giáo trình đào tạo thông qua phòng, giáo trình này phải được chuẩn hoá trước khi được gửi tới các học viên.
-    Theo rõi khả năng tiếp thu của từng học viên để có những quyết định hỗ trợ kịp thời tới học viên
-    Kịp thời giải đáp các thắc mắc của học viên khi họ gửi tới.
-    Định kỳ gửi tới các học viên các câu hỏi theo từng phần, từng chương phù hợp với nội dung bài giảng. Thu nhận các câu trả lời để đánh giá khả năng tiếp thu của các học viên. Các câu hỏi tới học viên và câu trả lời của họ được lưu lại trong hồ sơ học viên.
-    Gửi xác nhận cho những học viên đã hoàn thành khoá học cho bộ phận tổ chức để bộ phận này tổ chức thi lấy chứng chỉ cho các học viên.
Tuy nhiên để việc đào tạo và học tập qua mạng thực sự hiệu quả trong cách thức đào tạo này học viên cần có sự chủ động cần thiết sau:
-    Tự thu xếp thời gian học tập cho phù hợp với công việc chung. Hiểu rõ về việc đào tào này và cần có ý thức học tập rõ ràng.
-    Có thể tham gia các khoá học phù hợp nhu cầu của họ và có thể tham gia cùng một lúc nhiều khoá học.
-    Thường xuyên theo dõi các thông tin đào tạo về các lớp học (trên Web site của Trung tâm) , đăng ký tham dự lớp học theo mẫu đã có sẵn.
-    Tự xây dựng chương trình học tập cho mình, có thể tham gia các diễn đàn ,sinh hoạt với các học viên khác nhằm trao đổi kinh nghiệm trong học tập. Tự mở rộng kiến thức học tập bằng cách tìm kiếm các nội dung có liên quan trên các trang web.  
-    Yêu cầu được giải đáp thắc mắc về các nội dung chưa hiểu, nghiêm túc thực hiện việc trả lời các câu hỏi của giảng viên.
-    Tự đánh giá về kết quả học tập của mình, khi đủ điều kiện đề nghị với ban tổ chức lớp học cho phép dự thi lấy chứng chỉ.

KẾT LUẬN
Trên đây là những ý kiến của những người làm công tác đào tạo tại Trung tâm tin học - Bộ y tế xong để việc thực hiện thực sự có hiệu quả cần sự thống nhất và đồng bộ của tất cả các cấp tổ chức trong ngành. Cũng không thể không nhắc tới vai trò của các tổ chức và các nhân trong ngành. Trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình Trung tâm tin học Bộ Y tế luôn sẵn sàng liên kết với mọi tổ chức, các nhân để thúc đẩy việc đào tạo qua mạng sớm trở thành hiện thực trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo
[1.] Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước ngành y tế - Bộ Y tế, 2001
[2.] Y tế với công nghệ thông tin – Trung tâm công nghệ thông tin y tế - Bộ y tế. Nhà xuất bản y học, 2002
[3.] Tài liệu hội thảo “Đào tạo từ xa” - Bộ Y tế, 04/2003.

Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 27 Tháng 2 2017 09:09 )  

Bản tin iPharm

Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 26/10/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 02/10/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 01/04/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ tháng 08/2013 và đã đảm bảo được hiệu quả theo các mục tiêu đề ra. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2012/ FrameWork 4.0/ SQL Server 2008
Phần mềm Quản lý Phòng khám
Phần mềm đã được đưa vào sử dụng chính thức từ 01/04/2013. Phần mềm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ Oracle 11g
Phần mềm Quản lý khách hàng
Ngày 01/01/2013 Công ty iPharm cho ra mắt sản phẩm Phần mềm Quản lý khách hàng. Sản phẩm được phát triển trên công nghệ C#.NET 2005/ FrameWork 2.0/ SQL Server 2005
Phần mềm Quản lý thông tin bệnh nhân HIV
Dưới sự hỗ trợ của dự án Esther công ty iPharm đã xây dựng và triển khai thành công phần mềm Quản lý thông tin Bệnh nhân HIV cho Bệnh viện 09 Hà Nội.
Phần mềm Quản lý Nghiên cứu khoa học
Với sự phối hợp của Ban Quân y, Bệnh xá Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định công ty iPharm chuyển giao Hệ thống phần mềm Quản lý Bệnh viện cho Bệnh xá BCHQS tỉnh Nam Định.

Các sản phẩm nổi bật

1Hệ thống phần mềm Quản lý bệnh viện
2Phần mềm quản lý bán lẻ tại Nhà thuốc GPP
3Phần mềm quản lý Phân phối thuốc (GDP)

Tin chuyên ngành trong nước

Tin chuyên ngành

Tin tức chuyên ngành Y - Dược trong nước.

Tin Y-Dược quốc tế

Tin Y Dược quốc tế
Cập nhật tin Y - Dược quốc tế.

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc: Hướng dẫn cơ bản sử dụng các dạng thuốc khác nhau